Kiểm soát huyết áp thấp là một trong những việc rất quan trọng và cần thiết, để tránh tình trạng … Đọc tiếp 6 Bí quyết giúp bạn kiểm soát huyết áp thấp cực kỳ hiệu quả
Bệnh huyết áp thấp nguy hiểm chẳng kém huyết áp cao
15:10:10 - 30/12/2016 - Đăng bởi admin
Xưa nay chúng ta vốn chỉ lo sợ và đề phòng căn bệnh huyết áp cao mà không biết rằng bệnh huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém. Vậy huyết áp thấp là gì và chúng để lại những hậu quả như thế nào, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH QUAN TRỌNG
https://caothaoduoc.com/dong-trung-ha-thao-nguyen-con-tay-tang-tot-khong-dung-nhu-nao.html
Huyết áp bao nhiêu là thấp?
Nếu mức huyết áp lý tưởng của 1 người trưởng thành giao động trong khoảng 120 – 135/80 – 85mmHg tuy nhiên nếu vì 1 lý do nào đó chúng hạ xuống dưới 90/60mmHg thì được coi là thấp.

Làm thế nào để biết mình đang bị bệnh huyết áp thấp ?
Có không ít người đang bị huyết áp thấp mà không biết. Lý do là bởi các biểu hiện của bệnh này khá nghèo nàn, có chăng chỉ là những cơn chóng mặt, đau đầu thoáng qua. Chúng ta thường xem đó là triệu chứng của những căn bệnh thông thường nên hay bỏ qua chứ chẳng mấy khi chú ý theo dõi.
Tuy nhiên, nếu gặp những phản ứng sau lặp đi lặp lại nhiều lần thì nguy cơ cao bạn đã rơi vào nhóm người bị huyết áp thấp, hãy nhanh đo lại huyết áp để kiểm chứng và có hướng điều trị kịp thời.

- Mờ mắt
- Buồn nôn và nôn
- Mất tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên
- Ngất xỉu
- Thở dốc khi đi bộ nhanh hay leo cầu thang
- Da lạnh và nhợt nhạt
- Khát nước nhiều
- Cơ thể mệt mỏi ngay cả khi không làm gì
Một số nguy cơ làm gia tăng bệnh huyết áp thấp
- Mang thai: Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh này là bởi hệ thống tuần hoàn nhanh chóng mở rộng trong thai kỳ, đặc biệt khoảng 24 tuần đầu là thời điểm huyết áp giảm rõ nhất. Nếu có tiền sử bị huyết áp thấp trước đó thì chị em càng cần cảnh giác. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp huyết áp sẽ được điều tiết trở lại bình thường sau khi em bé được ra đời.
Huyết áp thấp khi mang thai – Chớ lo lắng

- Người mắc các bệnh về tim: Tim mạch và huyết áp là 2 bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu bạn bị chậm nhịp tim, hở van tim, đau tim hay suy tìm thì huyết áp giảm xuống thấp là lẽ đương nhiên.
- Các vấn đề về nội tiết: chức năng tuyến giáp có vấn đề cũng có thể làm huyết áp của bạn đột ngột giảm xuống bất thường.
- Sốt cao, tiêu chảy mất nước
- Mất máu: tai nạn, chấn thương làm bạn bị chảy máu nhiều, mất máu đồng nghĩa với việc lượng oxy và máu cung cấp đến các tế bào là không đủ, lẽ tất yếu sẽ kéo theo huyết áp giảm xuống.
Bệnh huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Nhiều người nghĩ đơn giản rằng huyết áp cao thì mới sợ bởi chúng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chết người như chơi còn huyết áp thấp thì lo gì. Chỉ vài viên kẹo ngọt, 1 ly trà gừng là có thể “kéo” huyết áp lên ngay. Chính sự chủ quan, mất cảnh giác này đã khiến cho bệnh hoành hành không kiểm soát.
Cụ thể, huyết áp thấp diễn ra thường xuyên sẽ khiến não bộ bị thiếu máu và oxy, hậu quả nhẹ là suy giảm trí nhớ, đầu óc kém minh mẫn, nặng thì có thể dẫn đến nhũn não, teo não, não mất đi chức năng chỉ huy với tất cả các cơ quan khác trong cơ thể.