Không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng rối loạn tiền đình giống nhau, mức độ cũng khác nhau. … Đọc tiếp Những triệu chứng rối loạn tiền đình không thể ngó lơ
10 thói quen bạn làm hàng ngày gây các bệnh về gan
10:44:36 - 30/01/2016 - Đăng bởi admin
Gan lọc chất thải, chất độc khỏi cơ thể. Hãy đối xử tốt với cơ quan nội tiết quan trọng này bằng cách tránh thói quen xấu gây các bệnh về gan.
NỘI DUNG CHÍNH QUAN TRỌNG
https://caothaoduoc.com/dong-trung-ha-thao-nguyen-con-tay-tang-tot-khong-dung-nhu-nao.html
Có thể bạn đang quan tâm: |
10 thói quen hàng ngày gây các bệnh về gan

1.Nghiện rượu
Điều này quá hiển nhiên. Rượu là kẻ thù số một của gan. Viêm gan do rượu có thể được chẩn đoán dựa vào sự hiện diện của chất béo trong tế bào gan kết hợp tình trạng sẹo nhẹ và viêm. Nghiêm trọng hơn nữa là xơ gan do rượu, mô gan bị sẹo nhiều và biến dạng.
2. Ăn quá nhiều
Các chất béo dư thừa trữ trong bụng sẽ len lỏi vào gan. Đó là lý do tại sao béo phì là một trong những nhân tố gây các bệnh về gan. Thông thường, không có dấu hiệu cảm quan nào cho đến khi bệnh biến chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện, gan đã bị hư hỏng nặng.
Qua thời gian, nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, bạn bắt đầu:
• Cảm thấy mệt
• Mất sức
• Buồn nôn
• Trí nhớ lẫn lộn hoặc khó tập trung
3. Ăn nhiều thịt động vật giàu protein
Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ làm trẻ hóa gan, tập trung vào việc nạp đủ calo và protein. Bệnh nhân bị các bệnh về gan cần một chế độ ăn uống đặc biệt giàu protein và calo để giúp gan đủ năng lượng cho quá trình chữa lành. Nhưng nguồn protein động vật thường kèm theo nhiều hóa chất và thiếu xơ để tiêu hóa. Ăn thêm nhiều rau quả, giảm bớt lượng thịt, trứng sẽ hợp lý hơn.

Một acid amin đặc biệt gọi là cysteine giúp cơ thể sản xuất glutathione – chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ gan khỏi bị hư hại. Cysteine có nhiều trong đậu phụ, vừng, lúa mạch, sữa chua, tôm, cua, sò… đặc biệt là trai.
4. Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn
Sự tích tụ mỡ trong gan gây ra bởi tình trạng quá tải đường. Các loại đường tự nhiên trong trái cây và rau quả là tốt bởi chúng thường đi kèm với chất xơ nên chuyển hóa chậm.
Thực phẩm đóng hộp đã qua xử lý có đường và hầu như không có chất xơ nên không tốt cho gan. Bạn tránh ăn càng nhiều loại thức ăn này càng tốt.
5. Mất ngủ
Nghiên cứu đã cho thấy ngủ ít tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Nếu bạn khó ngủ vào ban đêm, hãy thử uống trà hoa tam thất để an thần, dễ ngủ hơn.
6. Uống nhiều thuốc

Loại thuốc phổ biến nhất là acetaminophen giảm đau, hạ sốt. Đây thường là một chất an toàn, ngay cả đối với những người bị bệnh nhưng dùng liên tục và kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan. Người khỏe mạnh dùng tối đa 1000 mg mỗi liều và tổng liều uống trong ngày không quá 3000 mg.
7. Hút thuốc
Một nghiên cứu đã kiểm tra sinh thiết từ hơn 300 bệnh nhân viêm gan C mãn tính và thấy rằng gan của những người hút thuốc lá bị tổn thương nhiều hơn người không hút thuốc.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trong năm 2011 đã tìm ra mối liên hệ khá rõ ràng giữa hút thuốc và ung thư gan.
8. Không cung cấp đủ Vitamin nhóm B
Nhóm vitamin B không thể đảo ngược diễn tiến xơ gan, nhưng có thể giúp giảm bớt tình trạng tổn thương thần kinh và mất trí nhớ.
Đối với một số người bị các bệnh về gan, vitamin B12 khó có thể tự tổng hợp ngoại trừ thông qua bổ sung ngoài hoặc điều trị. B12 rất cần thiết cho quá trình giải độc gan. Đây là lưu ý quan trọng với người ăn chay, bởi B12 chỉ được tìm thấy trong sản phẩm động vật.
9. Nhịn tiểu

Hãy tạo thói quen: đi tiểu ngay sau khi thức dậy. Giữ nước tiểu trong cơ thể đồng nghĩa với việc để gan tiếp xúc lâu dài với chất thải, chất độc. Độc tố tích tụ qua đêm, như vậy đến sáng cơ thể đạt đến giới hạn cần đi tiểu ngay. Khi đi vệ sinh, bạn đẩy độc tố khỏi cơ thể, tốt cho gan và sức khỏe nói chung.
10. Không ăn sáng
Bỏ qua bữa sáng chỉ mang lại bất lợi cho sức khỏe. Ăn sáng đảm bảo đủ dinh dưỡng cho một ngày dài sau khi độc tố được loại bỏ.